Biết nhường đúng lúc, đúng người là cả một nghệ thuật mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải biết...
QỦA TÁO Recommend:
QỦA TÁO Recommend:
Khi nào nhà lãnh đạo nên rút lui?
John Brandon - biên tập viên cộng tác với đề tài công nghệ của tạp chí Inc. cho rằng, việc từ bỏ vị trí lãnh đạo vào một thời điểm nào đó không phải là một dấu hiệu xấu đối với một số giám đốc cấp cao hay chủ doanh nghiệp.
Các sếp có thể cần đầu tư nhiều thời gian hơn cho những lĩnh vực khác trong hoạt động kinh doanh và nhường chỗ cho ai đó thay mình điều hành các công việc hằng ngày. Khi đó, sếp cần nghiêm túc nhìn lại đâu là động cơ khiến mình cố thủ ở vị trí lãnh đạo và vì sao hiện nay mình không còn thích hợp ở vị trí ấy nữa.
Sếp hoàn toàn có thể đưa mình ra khỏi quỹ đạo của những công việc hằng ngày và từ đó nhận ra rằng tổ chức thậm chí còn có thể phát triển tốt hơn mà không cần đến sự có mặt thường xuyên của mình. Mặt khác, sếp cũng có thể nhận ra rằng không nên vì “cái tôi” của mình mà giữ mãi vị trí lãnh đạo, bởi mình hoàn toàn có thể làm tốt ở những vai trò khác nữa.
Theo Brandon, có một số dấu hiệu sau đây cho thấy sếp nên từ bỏ vị trí lãnh đạo và nhường lại vị trí này cho người khác.
1. Sếp không có đủ tập trung cho vị trí lãnh đạo
Cách tốt nhất để biết được mình không nên ở vị trí lãnh đạo nữa là khi sếp nhận ra rằng mình không có đủ thời gian để cống hiến cho vị trí này.
Lãnh đạo là một công việc mất rất nhiều thời gian. Nhà lãnh đạo cần phải có đủ thời gian để tìm hiểu hành vi của những nhân viên xung quanh mình, họ đang làm gì và vì sao, ai đang làm việc tốt nhất, ai cần phải được động viên, khuyến khích nhiều hơn nữa và ai cần được hướng dẫn nhiều hơn. Nếu không có đủ thời gian, sếp nên giao phó việc này cho một ai đó và đứng sang một bên.
Thông thường, niềm tự hào chính là một động lực lớn níu kéo sếp lại với vị trí lãnh đạo. Tất nhiên, sếp muốn thể hiện rằng mình là người thông minh và tài năng nhất. Tuy nhiên, sẽ thông minh hơn nếu sếp nhận ra rằng mình không còn thích hợp với vị trí lãnh đạo nữa và rằng có nhiều việc khác mà mình cần phải tập trung hơn.
2. Sự căng thẳng đang “giết chết” sếp
Làm lãnh đạo đòi hỏi một sức khỏe rất tốt về mặt thể chất cũng như tinh thần. Khả năng bị stress (căng thẳng) ở vị trí này khá cao. Khi nhận ra rằng mình đang bị căng thẳng quá mức thì cũng là lúc sếp nên tìm một ai đó thay thế vị trí của mình.
Nên nhớ rằng có hai loại căng thẳng. Loại thứ nhất xuất phát từ sự quan tâm của nhà lãnh đạo và nó tạo ra động lực để nhà lãnh đạo làm việc tốt hơn. Loại thứ hai có thể giết chết nhà lãnh đạo. Đó là khi nhà lãnh đạo không còn phù hợp với công việc, cảm thấy bị choáng ngợp và hoàn toàn bị mất động cơ để làm việc.
Nhận ra được mình đang mắc phải loại căng thẳng thứ hai rất quan trọng vì nó chính là dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo nên từ bỏ vị trí của mình.
3. Có một vị trí khác tốt hơn dành cho sếp
Thật khó có thể hình dung rằng một ngày nào đó Steve Jobs lại giao phó các nhiệm vụ điều hành công việc hằng ngày của một CEO cho Tim Cook. Nhưng Jobs cuối cùng đã làm điều ấy và có sự chuẩn bị trước. Ai đó trong công ty hay trong nhóm của sếp có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo công ty tốt hơn sếp vào một ngày nào đó và sếp nên giao lại cho anh ta “bộ yên cương” của mình.
Nhưng ý nghĩa lớn hơn là sếp có thể trở thành một nhà cố vấn đắc lực cho các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của công ty.
4. Sếp thiếu các kỹ năng cần thiết
Đây là một dấu hiệu khó phát hiện. Bởi lẽ, nhà lãnh đạo thường không dễ gì nhận ra các điểm yếu của mình. Brandon luôn khuyến khích các nhà lãnh đạo của các công ty nên có một “quân sư” (mentor) và một nhóm nhân viên luôn sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn với mình.
Sếp cần có ai đó chỉ ra các khuyết điểm của mình để từ đó khắc phục. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp sếp không thể vượt qua những điểm yếu này và đó cũng chính là lúc sếp nên từ bỏ vị trí lãnh đạo của mình.
5. Sếp chỉ có thể lãnh đạo tốt một nhóm nhân viên nhỏ
Đây chính là một vấn đề khá phổ biến đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Một số chủ doanh nghiệp có thể làm tốt việc lãnh đạo một nhóm nhân viên nhỏ khi mới thành lập. Nhưng khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, những nhà lãnh đạo ấy sẽ không còn đủ sức để “lèo lái con tàu” của mình nữa.
Để lãnh đạo một nhóm nhỏ, các sếp chỉ cần có những hiểu biết về các mối quan hệ, nắm bắt được một số ý tưởng và có kỹ năng thuyết phục. Nhưng khi lãnh đạo một nhóm lớn hơn, nhà lãnh đạo cần có một tầm nhìn chiến lược và bao quát hơn, hiểu biết nhiều hơn về mặt quản trị tài chính doanh nghiệp.
Theo Đông Dương
DNSGC/Inc.
========
Các sếp có thể cần đầu tư nhiều thời gian hơn cho những lĩnh vực khác trong hoạt động kinh doanh và nhường chỗ cho ai đó thay mình điều hành các công việc hằng ngày. Khi đó, sếp cần nghiêm túc nhìn lại đâu là động cơ khiến mình cố thủ ở vị trí lãnh đạo và vì sao hiện nay mình không còn thích hợp ở vị trí ấy nữa.
Sếp hoàn toàn có thể đưa mình ra khỏi quỹ đạo của những công việc hằng ngày và từ đó nhận ra rằng tổ chức thậm chí còn có thể phát triển tốt hơn mà không cần đến sự có mặt thường xuyên của mình. Mặt khác, sếp cũng có thể nhận ra rằng không nên vì “cái tôi” của mình mà giữ mãi vị trí lãnh đạo, bởi mình hoàn toàn có thể làm tốt ở những vai trò khác nữa.
Theo Brandon, có một số dấu hiệu sau đây cho thấy sếp nên từ bỏ vị trí lãnh đạo và nhường lại vị trí này cho người khác.
1. Sếp không có đủ tập trung cho vị trí lãnh đạo
Cách tốt nhất để biết được mình không nên ở vị trí lãnh đạo nữa là khi sếp nhận ra rằng mình không có đủ thời gian để cống hiến cho vị trí này.
Lãnh đạo là một công việc mất rất nhiều thời gian. Nhà lãnh đạo cần phải có đủ thời gian để tìm hiểu hành vi của những nhân viên xung quanh mình, họ đang làm gì và vì sao, ai đang làm việc tốt nhất, ai cần phải được động viên, khuyến khích nhiều hơn nữa và ai cần được hướng dẫn nhiều hơn. Nếu không có đủ thời gian, sếp nên giao phó việc này cho một ai đó và đứng sang một bên.
Thông thường, niềm tự hào chính là một động lực lớn níu kéo sếp lại với vị trí lãnh đạo. Tất nhiên, sếp muốn thể hiện rằng mình là người thông minh và tài năng nhất. Tuy nhiên, sẽ thông minh hơn nếu sếp nhận ra rằng mình không còn thích hợp với vị trí lãnh đạo nữa và rằng có nhiều việc khác mà mình cần phải tập trung hơn.
2. Sự căng thẳng đang “giết chết” sếp
Làm lãnh đạo đòi hỏi một sức khỏe rất tốt về mặt thể chất cũng như tinh thần. Khả năng bị stress (căng thẳng) ở vị trí này khá cao. Khi nhận ra rằng mình đang bị căng thẳng quá mức thì cũng là lúc sếp nên tìm một ai đó thay thế vị trí của mình.
Nên nhớ rằng có hai loại căng thẳng. Loại thứ nhất xuất phát từ sự quan tâm của nhà lãnh đạo và nó tạo ra động lực để nhà lãnh đạo làm việc tốt hơn. Loại thứ hai có thể giết chết nhà lãnh đạo. Đó là khi nhà lãnh đạo không còn phù hợp với công việc, cảm thấy bị choáng ngợp và hoàn toàn bị mất động cơ để làm việc.
Nhận ra được mình đang mắc phải loại căng thẳng thứ hai rất quan trọng vì nó chính là dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo nên từ bỏ vị trí của mình.
3. Có một vị trí khác tốt hơn dành cho sếp
Thật khó có thể hình dung rằng một ngày nào đó Steve Jobs lại giao phó các nhiệm vụ điều hành công việc hằng ngày của một CEO cho Tim Cook. Nhưng Jobs cuối cùng đã làm điều ấy và có sự chuẩn bị trước. Ai đó trong công ty hay trong nhóm của sếp có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo công ty tốt hơn sếp vào một ngày nào đó và sếp nên giao lại cho anh ta “bộ yên cương” của mình.
Nhưng ý nghĩa lớn hơn là sếp có thể trở thành một nhà cố vấn đắc lực cho các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của công ty.
4. Sếp thiếu các kỹ năng cần thiết
Đây là một dấu hiệu khó phát hiện. Bởi lẽ, nhà lãnh đạo thường không dễ gì nhận ra các điểm yếu của mình. Brandon luôn khuyến khích các nhà lãnh đạo của các công ty nên có một “quân sư” (mentor) và một nhóm nhân viên luôn sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn với mình.
Sếp cần có ai đó chỉ ra các khuyết điểm của mình để từ đó khắc phục. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp sếp không thể vượt qua những điểm yếu này và đó cũng chính là lúc sếp nên từ bỏ vị trí lãnh đạo của mình.
5. Sếp chỉ có thể lãnh đạo tốt một nhóm nhân viên nhỏ
Đây chính là một vấn đề khá phổ biến đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Một số chủ doanh nghiệp có thể làm tốt việc lãnh đạo một nhóm nhân viên nhỏ khi mới thành lập. Nhưng khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, những nhà lãnh đạo ấy sẽ không còn đủ sức để “lèo lái con tàu” của mình nữa.
Để lãnh đạo một nhóm nhỏ, các sếp chỉ cần có những hiểu biết về các mối quan hệ, nắm bắt được một số ý tưởng và có kỹ năng thuyết phục. Nhưng khi lãnh đạo một nhóm lớn hơn, nhà lãnh đạo cần có một tầm nhìn chiến lược và bao quát hơn, hiểu biết nhiều hơn về mặt quản trị tài chính doanh nghiệp.
Theo Đông Dương
DNSGC/Inc.
========
0 nhận xét:
Đăng nhận xét