"Những đức tính này không phải chỉ dành cho sếp..."

QỦA TÁO Recommend: 


Làm sếp, xin đừng cau có: Muốn nhân viên xuất chúng thì lãnh đạo phải gương mẫu, khi đi làm phải "đẹp từ ngoài vào trong" 


Chắc hẳn tất cả chúng ta đều ôm ấp mong ước trở thành một lãnh đạo giỏi, có thể là trong khu phố nhà bạn, trong một tập đoàn hay là người sáng lập một công ty. Thật tiếc phải nói với bạn rằng rất khó để tìm được những nhà lãnh đạo giỏi.





Nhưng không phải bạn không có cơ hội, bởi những tố chất cần có để trở thành lãnh đạo tài giỏi không phải bẩm sinh mà có được. Bạn sẽ phải nhờ tới những người thầy, cố vấn và kinh nghiệm mới học được cách làm một nhà lãnh đạo. Còn phải có tư duy cầu tiến, hiểu được rằng bạn sẽ không bao giờ thôi học hỏi và tò mò. 

Giữ vị trí lãnh đạo ngày nay so với mười, hai mươi năm trước quả thực rất khác biệt. Môi trường làm việc ngày càng phức tạp và người lãnh đạo không còn nằm trong giới hạn đơn thuần ra lệnh cho đội quân hoàn thành công việc. 

Bạn thực sự có được bao nhiêu phẩm chất và đặc điểm cốt yếu của một nhà lãnh đạo? Hãy tự mình kiểm tra và từ đó khắc phục những điểm yếu và cải thiện ưu điểm của mình. 

Trung thực: Doanh nghiệp và nhân viên là hình ảnh phản chiếu của chính bạn. Nếu bạn biến cách cư xử trung thực và có đạo đức thành giá trị cốt yếu, mọi người cũng sẽ noi gương bạn. 

Khả năng giao phó: Cần phải nhớ rằng việc đặt ý tưởng của mình vào tay đội ngũ riêng cho thấy sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối. Giao phó nhiệm vụ cho người thích hợp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn cần phát triển khi doanh nghiệp thêm lớn mạnh. 

Khả năng giao tiếp: Khả năng mô tả rõ ràng và ngắn gọn việc bạn muốn làm quả thực vô cùng quan trọng. Nếu bạn không thể truyền đạt tầm nhìn của mình cho đội ngũ làm việc, tất cả sẽ không thể làm việc hướng tới một mục tiêu. Hãy tạo cảm giác tin tưởng và thấu hiểu bằng sự giao tiếp hiệu quả giữa bạn và nhân viên. 



Khả năng cười đùa: Giữa tinh thần và năng suất làm việc có mối liên kết với nhau và ở cương vị lãnh đạo, bạn phải truyền được năng lượng tích cực. Lúc này khiếu hài hước của bạn sẽ có ích. Khuyến khích mọi người cười đùa trước những sai lầm vừa học từ chúng thay vì khóc lóc và tự hỏi phải làm gì tiếp theo. 

Đầy tự tin: Một phần việc của bạn khi làm người lãnh đạo là đối phó với những vấn đề khẩn cấp và giữ vững tinh thần của đội ngũ. Hãy tiếp tục duy trì sự tự tin của bạn và đảm bảo với mọi người những trở ngại này là lẽ dĩ nhiên và điều quan trọng là phải tập trung vào vạch đích lớn hơn. 

Hãy nhớ rằng, nhân viên chịu ảnh hưởng từ hành động của bạn, nên nếu bạn thể hiện được sự bình tĩnh trong việc kiểm soát hậu quả, họ cũng sẽ nhận thấy điều đó. 

Sự tận tụy: Nếu muốn đội ngũ của mình làm việc chăm chỉ và đưa ra sản phẩm chất lượng, bạn phải làm gương trước đã. Không có động lực nào lớn hơn việc chứng kiến người đứng đầu bước ra làm việc cùng mọi người, cho thấy bất kỳ ai, dù là vị trí nào cũng đang nỗ lực hết mình. Việc chứng tỏ sự tận tụy với thương hiệu và vai trò của mình không chỉ giúp bạn giành được sự tôn trọng của đội ngũ làm việc mà còn truyền được nguồn năng lượng chăm chỉ cho mọi người trong công ty. 

Thái độ tích cực: Hãy duy trì quyết tâm hướng tới thành công bền vững cho công ty của nhân viên và nguồn năng lượng tràn đầy. Hãy giữ cho không khí nơi làm việc được cân bằng giữa năng suất và tiếng cười. Nếu đội ngũ của bạn cảm thấy vui vẻ và lạc quan, có thể họ sẽ không phiền làm thêm giờ để hoàn thành một dự án hoặc thật sự dốc lòng khi bạn cần tới họ. 


Tư duy sáng tạo, cởi mở: Có những khi bạn buộc phải đi chệch khỏi con đường đã định và đưa ra những quyết định vội vàng. Lúc này, sự sáng tạo của bạn sẽ chứng minh được vai trò không thể thiếu. Người lãnh đạo cần phải biết cách nhanh chóng nghĩ ra các ý tưởng có thể giải quyết vấn đề. Đừng vội vàng chọn khả năng đầu tiên hoặc đơn giản nhất; đôi khi tốt nhất là dành chút thời gian suy nghĩ về những ý tưởng này, thậm chí là nhờ tới sự chỉ dẫn của mọi người. Mấu chốt vẫn là phải có được tư duy sáng tạo cởi mở. 

Bản năng sắc bén: Bạn có thể rèn giũa để việc dẫn dắt đội ngũ thực hiện những nhiệm vụ hàng ngày đạt tới sự hoàn hảo. Song khi một việc bất ngờ xảy ra, hoặc là bạn rơi vào một kịch bản mới, mọi người sẽ trông chờ bạn dẫn dắt. Bạn có thể sử dụng kinh nghiệm quá khứ hay tìm cách liên lạc nhờ những cố vấn cũ. Nhưng sau cùng, quyết định khó khăn vẫn phải do bạn quyết và bạn cần dựa vào kinh nghiệm lẫn linh cảm để tìm được câu trả lời. 

Khả năng truyền cảm hứng: Khi tạo dựng một doanh nghiệp hay ra mắt sản phẩm mới, việc truyền cảm hứng để đội ngũ của bạn thấy được viễn cảnh thành công là yếu tố sống còn. Hãy khiến họ cảm thấy được cống hiến vào những thành công của công ty. Hãy công nhận việc mọi người làm và tuyên dương mỗi nỗ lực của họ, khen ngợi họ trước mặt ban lãnh đạo công ty. Trao thêm trách nhiệm và khuyến khích họ thực hiện.



Bernard Schroeder
Theo Trí Thức Trẻ / Forbes
  

========

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top