Khốc liệt quá! 10 năm trước có ai ngờ những người khổng lồ trong ngành di động như Nokia, Blackberry, HTC… lại có lúc bị xoá sổ...
QỦA TÁO Recommend:
Hai bản án, một số phận: sự trùng hợp đến khó tin giữa "cái chết" của Nokia và mảng di động BlackBerry
Trong quý gần nhất, BlackBerry lỗ tới 372 triệu USD trên doanh thu 334 triệu USD. Hiện thị phần của hãng này cũng chưa đầy 1% người dùng smartphone toàn cầu. Một con số đủ để cho thấy BlackBerry đã "hết thời".
Bảo thủ, ngại thay đổi và "túng quẫn làm liều"
Những gì mảng di động BlackBerry đã và đang phải đối mặt khiến người ta liên tưởng tới sự sụp đổ của thương hiệu Nokia. Rằng cả 2 ông lớn này đều quá bảo thủ, ngại thay đổi và cùng có chung một quyết định sai lầm: chọn Android làm bến đỗ.
Một trong những lý do khiến BlackBerry đi vào vết xe đổ của Nokia đó là: không bắt kịp sự phát triển của iOS và Android. Tương tự Windows Phone của Nokia, BBOS và BB10 của BlackBerry hầu như chỉ đáp ứng được nhu cầu của một lượng rất nhỏ người dùng.
BlackBerry Priv chọn bến đỗ Android là một ý tưởng tồi Cho tới khi cả 2 ông lớn này rơi vào vòng xoáy khủng hoảng, thay vì chịu khó thay đổi "hi sinh đời bố, củng cố đời con", họ lại chọn cách là vứt bỏ tất cả để chuyển sang Android. Tất nhiên, cả mảng di động BlackBerry và Nokia đều đã nhận lấy trái đắng.
Bởi miếng bánh Android từ lâu đã được phân định rõ ràng, đâu còn chỗ cho những "người hùng thất thế" như Nokia hay BlackBerry.
Sau BlackBerry, thần chết sẽ gọi tên ai?
Sau "cái chết" của Nokia và mảng di động Blackberry, nhiều khả năng, cái tên phải ra đi tiếp theo sẽ là HTC, hay thậm chí là cả Sony (chỉ ở mảng smartphone) nếu họ cứ tiếp tục nhạt nhoà và chậm đổi mới như thế này.
HTC đang có tới 5 quý thua lỗ liên tiếp, Q2/2016 vừa qua, doanh thu của HTC chỉ đạt có 598 triệu USD, tức là đã sụt giảm tới 44% so với cùng kỳ năm 2015. Đồng thời, hãng này cho biết họ đã tiếp tục thua lỗ thêm 133 triệu USD ở trong Q2. HTC hiện tại như đang ngồi trên đống lửa. Mặc dù hãng này đã chuyển hướng sang các thiết bị thực tế ảo, nhưng kết quả vẫn chẳng hề khả quan. Do đó, sẽ không mấy bất ngờ nếu HTC là công ty tiếp theo chịu chung số phận với mảng di động BlackBerry và Nokia.
Còn với Sony, tính chung cho cả năm (từ tháng 3/2015-3/2016), hãng điện thoại Nhật Bản cũng chỉ bán được 24,9 triệu thiết bị, tức là giảm 36% so với năm trước. Tới Q1/2016, doanh số điện thoại Sony bán ra tiếp tục giảm tới 57% Điểm tích cực duy nhất Sony có được là mặc dù doanh số di động giảm 57%, nhưng doanh thu của mảng này chỉ giảm 20%, chứng tỏ đường lối "dùng chất chế lượng" của CEO Kazuo Hirai đã phần nào thành công.
Hoàng Yến
Theo Trí Thức Trẻ.
========
0 nhận xét:
Đăng nhận xét